• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Nhổ răng

Đau răng khôn khi cho con bú – 2 phương án tốt nhất cho mẹ bỉm sữa

Răng khôn mọc lên từng chút một không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Đặc biệt với chị em đang cho con bú, răng khôn “quấy nhiễu” càng dữ dội hơn. Trường hợp đau răng khôn khi cho con bú phải làm sao? Có nên nhổ hay không? Không nhổ được thì phương án nào là tốt nhất. Dưới đây chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho các mẹ nhé!

Mục lục

  • Đau răng khôn khi cho con bú có sao không?
  • Những giải pháp với răng khôn khi cho con bú
    • Giải pháp thứ nhất: Dùng thuốc giảm đau
    • Giải pháp thứ hai: Nhổ răng khôn
  • Những trường nào nên nhổ răng khôn khi cho con bú?
  • Những trường hợp nào không nên nhổ răng khôn khi cho con bú?
  • Nên nhổ răng khôn cho con bú bằng phương pháp nào?
  • Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn cho con bú
    • Lưu ý trước khi nhổ răng khôn
    • Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Đau răng khôn khi cho con bú có sao không?

Đau răng khôn khi cho con bú có sao không? 1

Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng mọc ở vị trí sau cùng của 2 bên hàm bao gồm hàm trên lẫn hàm dưới. Không giống với các răng khác, khi mọc răng khôn, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, sưng tấy, thậm chí là sốt làm cho quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Ngoài ra, răng khôn thường mọc sau cùng khi mà vòm miệng đã không có đủ không gian cho chúng. Đây cũng là lý do vì sao răng khôn hay mọc lệch, chèn ép lên răng bên cạnh hoặc kẹt cứng ở dưới xương hàm, mô nướu. Nếu không giải quyết sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như hỏng răng số 7, viêm lợi trùm, u nang hay tiêu xương hàm,…

Với người thường bị đau răng khôn đã thấy phiền toái. Nhưng với bà mẹ đang cho con bú thì mức độ viêm nhiễm cao hơn do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống của các mẹ, làm giảm chất lượng sữa. Nếu bé còn quá nhỏ, dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính nuôi cơ thể. Sữa mẹ bị ảnh hưởng sẽ tác động rất lớn đến bé.

Những giải pháp với răng khôn khi cho con bú

Bị đau răng khôn khi cho con bú thực sự rất mệt mỏi về cả sức khỏe lẫn tinh thần. Lúc này bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ trực tiếp thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, chính xác nhất. Ở đây có 2 giải pháp chính dành cho các bà mẹ bị đau răng khôn khi cho con bú.

Giải pháp thứ nhất: Dùng thuốc giảm đau

Giải pháp thứ nhất: Dùng thuốc giảm đau 1

Sử dụng thuốc giảm đau được áp dụng trong trường hợp răng khôn bị đau ở mức độ nhẹ, không quá phức tạp, không sợ bị các biến chứng nguy hiểm. Nguyên tắc là: Dùng ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể. Ưu tiên dùng loại thuốc uống 1 lần/ngày sau khi cho trẻ bú cữ dài nhất. Hoặc có thể là lần ăn cuối cùng trước khi cho bé đi ngủ. Điều này sẽ được các bác sĩ dặn dò cẩn thận, chu đáo.

Chị em cũng phải theo dõi thường xuyên các tác dụng phụ nếu có của thuốc với trẻ, ví dụ như buồn ngủ, khó chịu, không chịu uống sữa,… Cố gắng tránh dùng các thuốc có tác dụng kéo dài, phóng thích kéo dài và các dạng thuốc kết hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng trong giai đoạn này:

– Paracetamol

  • Thuốc được đánh giá an toàn trong giai đoạn cho con bú.
  • Ước tính liều thuốc mà trẻ có thể hấp thu từ sữa mẹ chỉ khoảng 6% liều dùng của người mẹ.

– Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

  • Thuốc bao gồm ibuprofen và diclofenac.
  • Cũng có thể sử dụng trong giai đoạn cho con bú.

Ngoài ra, một loại thuốc thường được giảm đau là Aspirin. Nhưng trong trường hợp này không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác dụng phụ cho bé.

Sau khi sinh, người mẹ không chỉ gặp những vấn đề về tâm sinh lý mà các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Trong đó, đau răng khôn là tình trạng nhiều người gặp phải. Nếu triệu chứng ngày càng nghiêm trọng thì các mẹ nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra cẩn thận. Tuân thủ đúng theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu thấy xảy ra các dấu hiệu bất thường với bản thân hoặc các bé thì nên dừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa được kê đơn.

Giải pháp thứ hai: Nhổ răng khôn

Giải pháp thứ hai: Nhổ răng khôn 1

Với phương án nhổ răng khôn có thể được chỉ định hay không còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ và độ tuổi của bé. Ví dụ như con còn quá nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì thay vì nhổ răng khôn, mẹ nên sử dụng thuốc giảm đau như trên.

Còn răng khôn đau nhức quá nặng, dễ gây biến chứng thì việc loại bỏ là bắt buộc. Khi đó, bạn sẽ được sử dụng thuốc tê giảm đau trong quá trình nhổ răng. Đây là loại thuốc tê phù hợp với người đang cho con bú nên không ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Khi thăm khám, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ mình đang trong giai đoạn cho con bú. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị thích hợp và chọn loại thuốc giảm đau, giảm sưng phù hợp nhất.

KẾT LUẬN: Đau răng khôn khi cho con bú nên sử dụng thuốc giảm đau hay nhổ răng phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người và độ tuổi của bé. Sau khi đã kiểm tra và thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương án tốt nhất cho bạn.

Những trường nào nên nhổ răng khôn khi cho con bú?

Những trường nào nên nhổ răng khôn khi cho con bú? 1

Tùy cơ địa của mỗi người, răng khôn có thể mọc lệch, mọc thẳng hoặc mọc ngầm. Trường hợp răng khôn mọc thẳng không bị ảnh hưởng gì đến toàn hàm thì không cần nhổ bỏ. Tuy nhiên có không ít chị em dù đang cho con bú nhưng chúng còn gây phiền nhiễu hơn trước. Dưới đây là các trường hợp bạn nên suy nghĩ về việc nhổ răng khôn:

  • Răng khôn mọc lệch nhiều khiến các chị em bị sưng tấy, cảm thấy đau nhức dữ dội,…
  • Răng khôn mọc chèn lên răng hàm ở bên cạnh, làm cho răng khác phải chen chúc, lệch hàm hay thay đổi cấu trúc của hàm.
  • Răng khôn mọc và bị nhiễm trùng khiến các chị em bị sốt.
  • Răng khôn bị viêm tủy, sâu nặng hoặc viêm nha chu.

Nếu cảm thấy bản thân không thể chịu đựng được những cơn đau, ăn uống khó khăn thì bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám cẩn thận. Khi đó việc nhổ răng khôn cũng dễ dàng hơn.

Đọc thêm:

Những trường hợp nào không nên nhổ răng khôn khi cho con bú?

Với các trường hợp ở trên thì dù cho con bú, các mẹ vẫn nên suy nghĩ đến việc nhổ răng khôn như bình thường. Tuy nhiên, nếu nằm trong một số trường hợp dưới đây thì không cần hoặc có thể tạm hoãn việc nhổ răng khôn:

  • Người có con trong độ tuổi dưới 6 tháng còn quá bé.
  • Người bị bệnh cao huyết áp, bệnh suy thận, máu khó đông, tim mạch,…
  • Người đã từng thực hiện điều trị tia xạ ở vùng hàm mặt hoặc điều trị bệnh ung thư máu.
  • Người có tinh thần không ổn định như mắc các bệnh về thần kinh hoặc trầm cảm.

Nên nhổ răng khôn cho con bú bằng phương pháp nào?

Có rất nhiều phương pháp để loại bỏ răng khôn. Tuy nhiên vì trong giai đoạn nhạy cảm về sức khỏe, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chọn nhổ răng khôn siêu âm Piezotome hiện đại nhất với nhiều ưu điểm vượt trội.

Nếu như nhổ răng thông thường cần phải rạch vạt lợi hoặc mở xương, chia cắt thân răng,… thì nhổ răng khôn siêu âm sử dụng dụng cụ cắt bằng năng lượng siêu âm ở tần số cao và nước tưới.

Công nghệ này có sự kết hợp của 2 chế độ là Piezotome và Newtron + màn hình cảm ứng thân thiện. Thiết bị này được điều khiển bằng chân và có thể kích hoạt theo từng nấc năng lượng, rút ngắn thời gian thực tế. Còn hệ thống bơm nhu tự động chất lượng cao giúp việc phun nước hoàn hảo, làm cho các mũi cắt không bao giờ rơi vào tình trạng quá nóng, không gây rủi ro về hoại tử tế bào xương khi phẫu thuật.

Ưu điểm vượt trội của nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

– Tiết kiệm thời gian

Toàn bộ quá trình nhổ răng có khi chỉ diễn ra trong khoảng 15-30 phút. Thậm chí bạn còn không kịp nhận ra cảm giác đau và khó chịu trong suốt thời gian trên.

– Không cảm thấy đau nhức

Không sử dụng kim, panh để nậy răng khôn như kỹ thuật cũ, nhổ răng khôn siêu âm tác động sóng quanh vùng cần nhổ, bóc tách mô, nướu ra khỏi chân răng một cách nhẹ nhàng và đơn giản. Ngoài ra kết hợp với việc gây tê trước đó nên bạn không thấy đau rát.

– Không gây tê bì môi má

Công nghệ nhổ răng khôn siêu âm giúp giảm tỉ lệ tê bì tối đa. Ngoài ra, việc tổn thương cho hệ thần kinh cũng sẽ không còn khi bạn không phải khoan cắt răng. Một ưu điểm khác là nhổ răng phương pháp mới hạn chế tối đa việc sưng nề các mô mềm xung quanh.

– An toàn, không gây biến chứng

Phương pháp hiện đại này tác động đến mô cứng, không ảnh hưởng đến xương hàm nên hoàn toàn không sợ biến chứng khi thực hiện. Bên cạnh đó, chúng cũng không chạm đến dây thần kinh, mạch máu quanh vùng chân răng, xác định chính xác vị trí cần nhổ răng, định hình được cấu trúc xương hàm giúp việc loại bỏ răng an toàn.

– Nhanh lành vết thương

Nhổ răng khôn siêu âm tác động khóa mạch máu nhanh chóng hơn, giúp tổn thương lành tức thời nên thời gian phục hồi được rút ngắn.

Đọc thêm: So sánh nhổ răng khôn siêu âm và truyền thống

Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn cho con bú

Nhổ răng khôn khi đang cho con bú tương đối nhạy cảm. Tuy nhiên có những trường hợp không nhổ không được. Bạn càng giải quyết sớm càng đỡ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Muốn quá trình này diễn ra an toàn nhất, chị em nên lưu ý những điều sau.

Lưu ý trước khi nhổ răng khôn

Lưu ý trước khi nhổ răng khôn 1

– Bạn nên chuẩn bị thật tốt về mặt sức khỏe và thoải mái về tinh thần, không cần quá lo lắng, sợ hãi.

– Nên nhổ vào buổi sáng là tốt nhất, như vậy bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Nhớ ăn sáng trước khi đến phòng khám.

– Trước khi nhổ răng, bác sĩ cần sử dụng thuốc tê nhằm giúp quá trình nhổ răng thuận lợi, bạn không thấy đau. Thuốc tê này có thể có trong sữa của mẹ và tan hết từ 4 – 5 giờ sau khi gây tê. Do vậy, bạn nên cho bé bú trước khi gây tê. Vắt thêm sữa để dành cho bé vào các bữa tiếp theo. Sau khoảng 6 – 10 tiếng khi nhổ răng, bạn cho bé bú lại bình thường.

Có thể bạn quan tâm: Chi phí nhổ răng khôn là bao nhiêu?

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn 1

– Sử dụng thuốc kháng sinh

  • Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên ngồi lại tại phòng khám từ 15 – 30 phút cho cơ thể phục hồi lại như trước và theo dõi sức khỏe.
  • Bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Loại thuốc sẽ ít hoặc không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Tuy nhiên bạn nên cố gắng sử dụng càng ít càng tốt. Nhớ dùng trước khi cho bé bú để hạn chế tác dụng phụ của thuốc vào sữa nếu có. Nếu trong khi uống thuốc thấy cơ thể mình và bé có dấu hiệu lạ thì nên ngừng lại và báo sớm cho bác sĩ để xử lý.

– Vệ sinh răng miệng theo đúng chỉ dẫn

  • Sau khi nhổ răng, bạn cần thay bông gạc khoảng 30 phút 1 lần và theo dõi mỗi lần xem tình trạng chảy máu nhiều hay ít.
  • Không được mút, đẩy lưỡi, dùng tăm hay vật nhọn chọc vào vị trí đã nhổ răng.
  • Trong 1 – 2 ngày đầu, bạn nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý là tốt nhất. Không dùng nước muối hạt tự pha vì nồng độ quá cao sẽ cản trở quá trình lành vết thương, kéo dài thời gian đông máu.
  • Sau đó có thể đánh răng nhẹ nhàng nhưng đừng chạm vào vị trí vừa mới nhổ răng khôn.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn đặc biệt quan trọng bởi mẹ cần đảm bảo sức khỏe cho bản thân và chất lượng sữa của bé.

  • Trong vài ngày đầu, bạn nên ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo, sữa, bún, miến, súp, nước hoa quả,…
  • Sau đó khi vị trí nhổ răng ổn định thì nên quay lại chế độ ăn uống ban đầu.
  • Không ăn những đồ quá nóng hoặc đồ quá cứng đều không tốt cho vết thương. Không nhai thức ăn vào vị trí nhổ răng để phòng tránh chảy máu lợi, dễ mắc lại vụn.

– Những điều cần tránh

  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian đầu. Những chất này đều không tốt cho các mẹ sau sinh, đặc biệt là khi nhổ răng khôn.
  • Không vận động quá mạnh, làm việc nặng nhọc trong thời gian đầu. Các mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Đau răng khôn khi cho con bú có thể xảy ra với chị em chưa nhổ răng khôn trước đó. Điều này không cần quá lo lắng nếu bạn được trang bị đầy đủ kiến thức, thông tin chính xác ở trên. Đặc biệt, hãy tìm một địa chỉ nha khoa thực sự uy tín, chất lượng để gửi gắm sức khỏe và niềm tin.

Nha khoa Thúy Đức với hơn 19 năm kinh nghiệm, sở hữu trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao đảm bảo giúp bạn trải qua việc nhổ răng khôn nhanh chóng, an toàn nhất.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề nhổ răng khôn, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ tại nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất  ĐĂNG KÝ

Tác giả: Liên Đào - 07/02/2024

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Đau răng

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Nhổ răng khôn có phải khâu không?

Đau răng buốt lên đầu – dấu hiệu cảnh báo 11 bệnh này

Đang bị đau răng có nên nhổ răng không? Những lưu ý quan trọng

Trẻ bị sâu răng đau nhức phải làm sao?

Dentanalgi thuốc trị đau răng – lưu ý khi dùng

Thần chú chữa đau răng – có hiệu nghiệm không?

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Niềng răng nhổ 4 cái có nguy hiểm không? Có bắt buộc phải nhổ không?

Niềng răng nhổ 4 cái có nguy hiểm không? Có bắt buộc phải nhổ không?

Niềng răng có phải nhổ răng không? Phải nhổ bao nhiêu răng?

Niềng răng có phải nhổ răng không? Phải nhổ bao nhiêu răng?

Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?

Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?

Nhổ răng khôn xong nên ăn gì – kiêng gì?

Nhổ răng khôn xong nên ăn gì – kiêng gì?

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑